Chẳng lẽ sự kiện hàng thế kỷ qua, mà các nhạc sĩ trên toàn thế giới lại thờ ơ với đề tài “Happy New Year” cho những bài hát của mình?
Hẳn các bạn tìm nhạc mừng năm mới tết tây, sẽ gặp oái oăm là chỉ có duy nhất bài hát Happy new year của ban nhạc ABBA là phù hợp. Còn lại toàn nhạc giáng sinh (Hoặc kết hợp Marry Christmas and Happy new year). Vậy chẳng lẽ sự kiện toàn cầu, mà hàng thế kỷ chỉ có 1 bài hát riêng về phút giao thừa?
Nào, trước tiên, chúng ta hãy cùng mổ sẻ xem họ đã viết gì trong bài hát ấy.
No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say:
Happy new year…
Tạm dịch:
Không còn rượu Sâm banh
Và pháo hoa đã phát hỏa rồi
Ở nơi này, cả bạn và tôi
Chợt thoáng buồn và lạc lõng
Đó là phút giây tiệc tàn
Và bình minh dường như ảm đạm
Không còn như ngày hôm qua.
Đây là lúc để chúng ta cùng nói lời
chúc mừng năm mới….
Đây là đoạn đầu của bài hát Happy new year. (Các nội dung sau bạn có thể tự đọc). Ở đây bạn thấy rằng, mở đầu bài hát đỉnh cao của thế giới mà lại là lời chia tay tiệc tàn. Tại sao vậy?
Đơn giản, phương tây nghỉ lễ đón giáng sinh và năm mới từ 24/12 đến ngày 1/1 năm sau. Vì vậy, thời điểm giao thừa năm mới là lời bế mạc của kỳ nghỉ này. Cho nên bài hát mới đề cập:
“không còn Sâm banh, tiệc mới tàn. Chúng ta nhìn lên bầu trời ngắm pháo hoa và đầy tiếc nuối”. Và cũng vì đó, giây phút kết thúc kỳ nghỉ năm mới đã khép lại, ngày mai sẽ không còn vui như mấy ngày qua”.
Đấy, sự kiện giao thừa là cái mà người ta không muốn nó đến, giây phút pháo hoa là thời điểm mà phương tây không mong đợi, dù là họ mở tiệc “year End”. (Cũng như chúng ta không muốn lễ bế mạc dù nó phải đến). Người ta chỉ nói “Happy new year”, rồi ôm nhau chan chứa nước mắt chia tay, rồi ai về nhà nấy. Vì thế, với phương Tây, thời điểm này chẳng có gì để ca ngợi.
Nói đến đây xin mở rộng thêm, tôi từng đọc một số bài báo viết rằng bài hát này là chuyện buồn của đôi tình nhân cô đơn trong đêm giao thừa. (Chắc do xem clip của ban nhạc ABBA, thấy có hai vợ chồng Björn Ulvaeus và Agnetha Fältskog. Mỗi người một góc nhà suốt bài hát nên tưởng là chuyện tình nhân, và có chữ “you and me”, nên nghĩ là “anh và em”.)
Thực ra phải hiểu là “tôi và các bạn”. Như thế mới hiểu đúng ý nghĩa bài hát, chẳng có gì là “Love” ở đây cả.
Vậy nói đúng hơn, thế giới có rất nhiều bài hát “mừng năm mới” với không khí mùa đông. Nhưng Happy new year là bài hát riêng về giao thừa và cũng là giây phút bế mạc.
Happy New Year là lời chúc cuối trước khi bế mạc kỳ nghỉ lễ ở phương Tây, và nó không dính líu gì đến Christmas
Riêng với Việt Nam thì ngược lại, lại hiểu là bài hát chào mừng năm mới. Vì người Việt quan niệm lễ nào ra lễ đó, Giáng sinh là giáng sinh, tết tây là tết tây, không ăn gộp. Vì thế Happy new year là bài hát mừng năm mới duy nhất không dính líu gì đến giáng sinh, nên được dùng suốt từ tết tây đến hết tết ta tại Việt Nam.
Cái này thì không có gì sai, nhưng phải giải thích ra để bạn hiểu, nếu bạn tìm những bài hát đúng ý nghĩa giao thừa tết tây kiểu Việt Nam (là no christmas) để sử dụng, thì cực kỳ khó, vì người ta ít viết bài hát chia tay năm mới mà nổi tiếng ngoài Happy new year của ban nhạc đến từ Thụy Điển.
Tôi xin mượn câu chuyện những người đòi bỏ tết ta, chuyển qua tết tây để hiểu thêm rằng văn hóa phương tây là nghỉ lễ hướng tới “đón” năm mới, còn chúng ta là nghỉ lễ để “thưởng thức” năm mới. Hai quan niệm hoàn toàn khác nhau. Vì thế, họ ăn chơi chán chê rồi mới nói Happy new year để kết thúc. Còn chúng ta sẽ nói Chúc mừng năm mới để bắt đầu.
Happy new year!