Nhạc Country và World Music ra đời từ đâu?

Published on

Ban nhạc Country truyền thống

Tóm tắt:

Bài viết tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ thú vị của thể loại nhạc Country và World Music mà ít người biết


Bài liên quan

Dạo này các nhạc sĩ ca sĩ hết khoe sở trường Rock, giờ chuyển qua sở trường nhạc Country và World Music. Hiểu theo kiểu google translator là nhạc Quê hương và nhạc Thế giới. Còn nhớ hồi xưa, trên bìa đĩa nhạc country thường có hình mấy tay Cao bồi cưỡi ngựa chăn bò nên nhiều biên tập ca nhạc còn gọi là nhạc Đồng quê cho mỹ miều. Còn với thế hệ 7x thì chỉ nghe nhạc qua radio, và phân biệt nhạc trong nước và nhạc Quốc tế, hay là nhạc thế giới World Music. Thôi thì các bạn muốn theo phong cách nào cũng được, nhưng trước tiên phải hiểu cái từ mà mình muốn ấn vào nó có ý nghĩa gì nhé.

Tại sao đã có Folk lại có thêm Country?

Cả thế giới đều biết, Folk Music tức là nhạc dân ca, mà dân ca là nhạc lưu truyền trong dân gian, thường tác giả là khuyết danh. Vậy Country Music (nhạc quê hương hoặc nhạc đồng quê) có khác gì với nhạc Folk?

Câu trả lời thế này, thuật ngữ Country Music xuất phát từ miền viễn Tây nước Mỹ như Houston, Texas vào đầu những năm 1920. Nơi đây tập trung những cư dân đến từ các quốc gia khác như Mexico, Brazin,… Họ cùng lao động, trồng trọt chăn nuôi và xây dựng cuộc sống. Từ đó hình thành sự giao thoa văn hoá đặc biệt. Ban đầu, họ giao lưu bằng nhạc của dân tộc mình. Mỗi người đem nhạc cụ của đất nước mình ra chơi chung. Rồi sau đó họ kết hợp sáng tác ra những bản nhạc pha trộn giữa dân tộc này với dân tộc khác. Và người Mỹ gốc gọi đó là nhạc Country. Chữ Country ở đây được hiểu là nhạc của những quốc gia khác sống tại Mỹ.

Vì là sự kết hợp, nên loại âm nhạc đa sắc tộc này được tạo nên từ nhiều nhạc cụ khác nhau. Lý giải vì sao trong nhạc country, ngoài cây đàn guitar acoustic xuất xứ từ Tây Ban Nha, còn có đàn Banjo của người da đen (biến thể từ Châu Phi), Mandolin (người Ý); kèn Harmonica của Áo; đặc biệt là người Brazil đem đến bộ gõ phong phú với trống Atabaque, Shekere, Tambourine…

Do sự giao thoa âm nhạc và ngữ điệu của các dân tộc, nên âm giai của Country cũng có khác biệt. Xuất phát từ nhạc cụ bộ dây, nên các nốt nhạc cũng có tăng giảm tuỳ hứng theo ngón tay, tạo nên những quãng nghe lợ lợ nhưng độc đáo của guitar. Và những quảng này sau này được phát triển vào nhạc Blue và Rock’n Roll, được gọi là quãng Blue, trở thành một quãng nhạc độc đáo của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. (Đấy, đến cái âm nhạc No.1 của xứ cờ Hoa cũng do dân tộc khác tạo thành).
Túm lại trong cái tút nhỏ này, ta tạm hiểu: nhạc Country là nhạc được hình thành từ những người (nước ngoài) đến sống tại Mỹ.

Thế World Music là gì?

Á à, cũng lại từ anh chàng Mỹ nốt. Đây là danh từ mà người Hoa Kỳ đặt cho loại nhạc được kết hợp của các dân tộc sống ngoài Mỹ. Mà Mỹ thì hình thành từ thực dân Châu Âu (Anh Quốc), nên World music cũng là nhạc nước ngoài loại trừ phương Tây luôn. Nhớ nhé, Country là các dân tộc sống trong Mỹ, còn World music là dân tộc sống ngoài Mỹ và phương Tây, tức là Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, một phần Châu Úc. Lý giải nhạc Schlager của Đức không được coi là “nhạc nước ngoài” của Mỹ nhé.

Vậy nhạc dân ca Nhật có phải World Music không? Câu trả lời là không, bởi lẽ World Music mà người Mỹ hướng tới, phải có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của nhiều quốc gia gộp lại. Nói dễ hiểu thế này, tai của người phương Tây nghe nhạc Châu Á hay Châu Phi nó ngộ ngộ, lạ lạ. Nếu tách âm nhạc mỗi quốc gia ra, người Âu họ nghe bài nào cũng na ná nhau, (do đặc thù của các điệu thức). Nhưng nếu kết hợp các chất liệu âm nhạc mỗi quốc gia với nhau, thì nó tạo nên những âm sắc phong phú hơn, có thể khó nghe với chúng ta nhưng dễ nghe với người phương Tây hơn, và họ thích thế hơn.

Ngoài ra, nếu nhạc Country là của dân đen lao động sáng tạo, thì World music lại do dân chuyên nghiệp nghiên cứu phát triển (chứ không phải dân tay ngang tình cờ vớ được bí kíp nhé). Vì vậy mãi đến thập niên 80, loại nhạc này mới ra đời sau khi hệ thống nhạc cụ điện tử synthesizer phát triển. Các nhạc sĩ chuyên nghiệp đã nghiên cứu giả âm thanh các nhạc cụ của các dân tộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin, Châu Úc để phát huy các bộ sound của nhạc cụ này.

Cho nên, khi nghe những bản World Music của Kitaro, lúc thì ta cảm nhận được âm giai của người Nhật, khi thì Trung Quốc… nó không rõ ràng, nhưng tất cả được quyện lại làm thành tuyệt tác trên những hoà âm hiện đại.

Vậy túm lại, khái niệm World Music được hiểu là âm nhạc đa chủng tộc ngoài Mỹ và phương Tây.
Đặc điểm chung của cả nhạc Country và World Music là phải có sự kết hợp của dân tộc này với dân tộc khác. Vì nếu không có sự kết hợp ấy, bản nhạc chỉ là dân ca, là Folk mà thôi.

Bạn thuộc trường phái nào?

Nói đến đây, hẳn bạn đã phần nào hình dung khái niệm âm nhạc mà Mỹ và Phương Tây hình thành. Vậy nếu bạn nói mình viết nhạc Country, hãy tự trả lời câu hỏi âm giai của bạn kết hợp giữa dân tộc nào với dân tộc nào? Còn nếu bạn viết World Music, âm nhạc của bạn kết hợp giữa quốc gia nào với quốc gia nào tại Châu Á và Châu Phi?

Dĩ nhiên, không ai “vạch lá tìm sâu” như thế. Nhưng nếu bạn thực sự muốn khẳng định mình đẳng cấp, thì đẳng cấp cho nó tới. đừng ngộ nhận để trở thành những tay ngoa ngữ. Và nếu thực sự bạn muốn ấn những mỹ từ ấy vào tác phẩm của mình cho nó Mỹ, thì phải sáng tác cho thật Mỹ. Tránh việc cứ viết nhái nhái Mỹ, rồi tưởng mình là Mỹ, coi chừng Mỹ họ cười cho.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Liên hệ