Hát bè tốp ca cần biết trong hội diễn

Published on

hát bè hội diễn

Tóm tắt:

Bạn có khả năng hát bè, nhưng không biết phải hát ở đoạn nào? Chỉ hát điệp khúc, hay từ đầu đến cuối trong tốp ca hội diễn? Tất cả sẽ giải thích ở đây


Bài liên quan

Không ít lần khi tôi tham gia ban giám khảo ở các cuộc thi văn nghệ quần chúng, hội diễn công ty… nhiều tiết mục song ca, tam ca, tốp ca đều bỏ qua một phần quan trọng: hát bè.

Tôi xin giải thích một chút về thang điểm chung của ban giám khảo. Chúng tôi thường chấm điểm trần là 20, điểm sàn 17, sai số 0,1. Trong đó, từ 17,1 đến 18,0 là điểm loại. Từ 18,1 đến 19,0 là điểm cân nhắc. Và từ 19,1 đến 20 là điểm chọn.

Như vậy, nếu với các tiết mục tốt (từ 2 người trở lên), nếu thiết hát bè, họ vẫn chỉ ở mức trên dưới 19 (chẳng hạn 18,9; 19,2…). Nhưng nếu bạn có hát bè, điểm của bạn sẽ được cộng thêm mức so sánh với đối thủ. Và khả năng lọt vào thang điểm 19,2 đến 19,8 rất cao.

Đương nhiên, hát bè là một kỹ thuật khó. Tuy không đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp, nhưng người thực hiện được phải có năng khiếu và cảm âm tốt. Nếu trong đơn vị của bạn có một vài giọng ca “triển vọng” như vậy, hãy tận dụng người đó vào phần hát bè trong tốp ca để tham gia hội diễn.

Trong khuôn khổ bài viết, tôi xin bỏ qua kỹ thuật hát bè (bởi phải có thực phạm). Ở đây, tôi chỉ tập trung nên hát bè ở phần nào, và bạn cần gì?

1. Bè từ đầu đến cuối thì sao?

Ở nhiều cuộc thi và hội diễn, giám khảo chúng tôi không ít lần thấy rằng, có nhiều bạn biết mình có khả năng hát bè, và gặp bài nào cũng bè từ đầu đến cuối. Bạn hãy tưởng tượng, khi nghe 2 người nói cùng một lúc, liệu bạn khó chịu không khi mà giọng này át giọng kia?

Vậy hát bè từ đầu đến cuối cũng thế. Đó là hai – ba giọng hát cùng một lúc, dễ tạo ra xung đột âm thanh với giai điệu chính.

Nói như vậy không phải là bạn không không được hát bè từ đầu đến cuối. Mà do môi trường thể hiện của quần chúng hạn chế điều này. Nếu bạn thực hiện hát bè trong phòng thu âm, các nhạc sĩ sẽ điều chỉnh âm lượng các giọng qua kỹ thuật mixing. Và bạn có thể nghe êm tai với bản master cuối.

Nhưng với sân khấu diễn trực tiếp, sự điều chỉnh micro tức thì rất khó. Nhất là khi người biểu diễn lại không chuyên, không biết cách điều tiết giọng cũng như cách cầm micro. Nên nhiều giọng hát bè nội lực át hẳn giọng chính đáng có.

Ngoài ra, việc hát bè từ đầu đến cuối không chuyên sẽ dẫn đến khả năng lạc giọng, hoặc hát phô khi biểu diễn. Vì vậy, đối với những đội văn nghệ quần chúng thì không nên lạm dụng điều này. Nó sẽ nguy hiểm đến điểm số của đơn vị bạn.

2. Hát bè đoạn điệp khúc khuyên dùng!

Điệp khúc (hay còn gọi là Chorus) là đoạn nhạc mang tính tái hiện và cao trào trong một bài hát. Giai điệu thường đơn giản, dễ hát, và có tính cộng đồng. Nên các nhạc sĩ dễ phối bè cho nó. Trong thực tế, những bản ghi âm đều có hát bè ở phần điệp khúc, và phổ biến rộng rãi.

Tuy nhiên, với những bài hát có quãng quá rộng. Thậm chí dân chuyên nghiệp hát bè cũng phải “ngắc ngứ”. Vậy bạn sẽ làm thế nào? Xuân Nghĩa xin đề cử cho bạn phương pháp tiếp theo.

hát bè tốp ca hội diễn

…việc hát bè từ đầu đến cuối không chuyên sẽ dẫn đến khả năng lạc giọng, hoặc hát phô khi biểu diễn…

3. Hát bè từng vế câu trong đoạn nhạc

Trong kỹ thuật sáng tác, mỗi bài hát phổ thông thường được chia thành 2-4 đoạn: version A; version B; Chorus; Coda (nếu cần). Ca từ các đoạn có thể khác nhau, nhưng giai điệu thì giống nhau. Trong đó mỗi đoạn có ít nhất 2 câu. Mỗi câu có 2 vế.

Như vậy, thay vì hát bè từ đầu đến cuối (hoặc chỉ hát bè đoạn điệp khúc), bạn có thể áp dụng hát bè từng vế câu (hoặc câu nhạc). Thậm chí, với phương pháp hát bè đoạn điệp khúc trên, bạn cũng có thể chỉ hát bè một phần mà không cần thực hiện hết cả đoạn.

Lợi thế của phương pháp này, là bạn tạo nên sắc thái mới cho từng đoạn nhạc lặp lại. Chẳng hạn, ở version A hát lần 1, bạn không cần hát bè. Nhưng sang lần 2 sau giảng tấu (hoặc với version B) bạn có thể đưa phần hát bè từng vế câu vào, tạo nên sự khác lạ và chuyên nghiệp hơn.

Ngoài ra, phương pháp này cũng giảm áp lực hát bè đối với các “ca sĩ cây nhà lá vườn” trong công ty bạn, khi phải gồng mình để tập hát những giai điệu khó chịu.

Bạn có thể liên hệ phòng thu âm NXN của nhạc sĩ Xuân Nghĩa để trao đổi thêm về những nội dung này theo số zalo cuối trang

4. Sáng tạo hát bè phức điệu

Trong thực tế, các phần bè đều do các nghệ sĩ biểu diễn bổ sung vào sau. (Chúng tôi gọi là người sáng tạo thứ 2). Còn bản thân tác giả chỉ viết giai điệu chính, ngoại trừ những bản hợp xướng. Vậy tại sao bạn không thử sáng tạo phần bè phức điệu cho đội văn nghệ của mình? Mà kỹ thuật đơn giản nhất là hát đuổi.

Chẳng hạn trong bài Hát trên nông trường xanh, tác già là nhạc sĩ Thế Hiển từng kể với tôi, câu mở đầu bài hát chỉ là “Nông trường cao nguyên, lòng tôi bao mến yêu…”, nhưng sau đó các nghệ sĩ biểu diễn đã “thêm” câu hát đuổi phổ biến đến nay:

Giọng chính: Nông trường cao nguyên
Bè đuổi: (Nông trường cao nguyên)
Giọng chính: Lòng tôi bao miến yêu
Bè đuổi: (Lòng tôi bao mến yêu)…

Như vậy, chúng ta là người sáng tạo thứ 2, hoàn toàn có thể biến tấu trên một bài hát. Nhiều bạn còn thêm những giọng Chord (hơ hơ) vào trong bài. Đó cũng gọi là hát bè, và đương nhiên được giám khảo đánh giá cao.

Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải có khả năng hòa âm khá tốt. Vì nó liên quan đến những hợp âm xuất hiện trong bài. (Nếu không làm được, bạn hãy tham khảo các nhạc sĩ có kinh nghiệm ở các phòng thu âm hiện nay).

Kết luận

Trong thang điểm chấm của ban giám khảo đối với các chương trình văn nghệ quần chúng, chúng tôi không phân biệt hát bè nhiều hay ít mà chỉ cần có hát bè là điểm số đã được nâng lên một bậc. (Nếu hát bè phô đương nhiên điểm sẽ bị hạ xuống mức không mong đợi).

Có những bài hát bè nhiều, nhưng lại quen thuộc và dễ như “Con kênh xanh xanh” (sáng tác: Ngô Huỳnh), hay “Đời mình là một khúc quân hành” (sáng tác: Diệp Minh Tuyền), bạn có thể áp dụng hát bè phần 1 hoặc 2. Nhưng với những bài hát mà bạn không biết hát bè chỗ nào, hãy áp dụng phần 3 hoặc 4.

Nếu bạn không tự tin cho lựa chọn của mình, bạn hãy đến một phòng thu âm, nhờ nhạc sĩ ở đó hướng dẫn cách hát bè. Sau đó, thu âm để nghe lại cũng như để dễ nhớ dễ thuộc. Đây cũng là cách thuộc bài nhanh mà các ca sĩ chuyên nghiệp áp dụng.

Ở các quận huyện TP.HCM, đều có những phòng thu âm giá rẻ như ở quận 3, quận 10, quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh, Thành phố Thủ Đức… Và nếu bạn chưa có lựa chọn, hãy tham khảo phòng thu âm của nhạc sĩ Xuân Nghĩa ở Quận 3 với địa chỉ cuối trang này nhé.

Chúc bạn thành công!

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Don`t copy text!
Liên hệ